1. Tổng quan về cây hy thiêm 

Hy thiêm có tên khoa học là Siegesbeckia orientalis, hay còn có tên dân gian khác là cỏ đĩ, cứt lợn, hy kiểm thảo, hy tiên, niêm hồ thái, chư cao, chó đẻ,…là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Cây cao chừng 30 – 40cm đến 1m, có nhiều cành, có lông tuyến. Lá mọc đối cuống ngắn, hình 3 cạnh hay thuôn hình quả trám, đầu lá nhọn, phía cuống cũng thót lại, mép có răng cưa, mặt dưới hơi có lông, dài 4-10cm, rộng 3-6cm. Cụm hoa hình đầu nhỏ, gồm hoa màu vàng hình ống ở giữa, 5 hoa hình lưỡi nhỏ ở phía ngoài.

Cây hy thiêm mọc hoang ở khắp các tỉnh trong nước ta. Vào các tháng 4-5 hay tùy từng địa phương, hái vào lúc cây chưa ra hoa. Sau khi thu hái, cây được cắt ngắn hoặc phơi, sây khô từ 50 – 60 độ C để bảo quản lâu hơn.

Cây hy thiêm

2. Công dụng của hy thiêm 

Hy thiêm thường được sử dụng để điều trị các bệnh về xương khớp như: bệnh gút, viêm khớp, thoái hóa cột sống, đau lưng, mỏi vai gáy và gối. 

Hy thiêm có vị đắng, tính hàn, hơi có độc, quy vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt. Hy thiêm được sử dụng chữa chân tay tê dại, lưng mỏi, gối đau, phong thấp. Những người tê đau mà do âm huyết không đủ không dùng được. Hy thiêm còn được dùng giã đắp tại chỗ chữa nhọt độc, ong đốt, rắn cắn.

Bên cạnh hiệu quả trong hỗ trợ điều bệnh xương khớp, cây Hy thiêm còn có nhiều công dụng khác, cụ thể là:

  • Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp 
  • Hỗ trợ điều trị mất ngủ
  • Chữa cảm, đau nhức đầu
  • Chữa mụn nhọt do nóng
Cây hy thiêm

3. Liều dùng, cách dùng 

Ngày dùng 6-12g dưới hình thức thuốc sắc, thuốc viên hay thuốc cao mềm. Có thể tăng tới liều 16g một ngày.

Trên đây là một số thông tin về cây hy thiêm. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu bạn có câu hỏi thắc mắc cần giải đáp!

Leave a Reply

Đặt hàng online
× Add a menu in "WP Dashboard->Appearance->Menus" and select Display location "WP Bottom Menu"
Call Now Button