Ngưu tất từ lâu đời đã được sử dụng trong điều trị đau nhức xương khớp, bổ trợ mạnh gân cốt. Tuy nhiên dược liệu này còn có những lợi ích khác. Hãy cùng Hoàng Giang Sài Gòn tìm hiểu về cây ngưu tất thông qua bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về cây ngưu tất

Ngưu tất còn có tên khác là hoài ngưu tất, có xước hai răng Tên khoa học của ngưu tất là Achyranthes bidentata Blume thuộc họ dền (amaranthaceae).

Cây có thân mỏng, hơi vuông, thông thường cao 1m, nhưng đôi khi có thể cao đến 2m. Lá mọc đối có cuống, dài từ 5 -12cm, rộng từ 2-4cm, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành hoặc kẽ lá. 

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ. Rễ cây thường được thu hái vào mùa đông khi thân lá đã khô héo. Đào cây ngưu tất lên lấy rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ và rễ con, rửa sạch đất cát, đem phơi rồi bó thành từng bó nhỏ, tiếp tục phơi khô cho tới khi da nhăn nheo, đem lăn, xông sinh vài lần và đem phơi khô. 

Liều dùng hàng ngày 6-12g dưới dạng thuốc ngâm rượu hay thuốc sắc.

Cây ngưu tất

2. Tác dụng của ngưu tất 

Theo Y học cổ truyền, ngưu tất có vị đắng, bình, không độc, quy vào hai kinh can thận. Dược liệu này có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh chảy máu dạ con, đau bụng kinh, bế kinh, bí tiểu, phong hàn tê thấp, đau lưng, chân tay tê mỏi….

  • Ngưu tất dạng tươi được dùng để chữa cổ họng sưng đau, mụn nhọt, tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc sỏi, bế kinh, đẻ khó, chấn thương, ứ máu bầm, đầu gối nhức mỏi.
  • Ngưu tất sao tẩm dùng chữa can thận hư, ù tai, đau lưng, mỏi gối, tay chân co quắp hoặc bại liệt
Cây ngưu tất có tác dụng trị phong thấp, đau lưng, chân tay tê mỏi

Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra những công dụng thường gặp của ngưu tất trên các loại động vật. 

  • Kháng viêm
  • Hạ cholesterol máu và hạ huyết áp.
  • Làm co bóp tử cung trên thỏ, mèo có chửa

3. Một số bài thuốc từ cây ngưu tất 

  • Bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh”: Độc hoạt, tang ký sinh, tần giao, phòng phong, tế tân, đương quy, bạch thược, xuyên khung, sinh địa, đỗ trọng, ngưu tất, nhân sâm, phục linh, nhục quế, cam thảo. Bài thuốc có tác dụng ích bổ can thận, bổ khí huyết, khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, trị đau các khớp, đau khắp cơ thể của người cao tuổi, người ở độ tuổi trung niên, kể cả nam và nữ. 
  • Bài thuốc “Ngưu tất tán”: Ngưu tất, quế chi, thược dược, đào nhân, đương quy, mẫu đơn bì, diên hồ sách, mộc hương. Có tác dụng với các chứng kinh nguyệt khó, kinh nguyệt thất thường, đau khi có kinh ở những phụ nữ thể lực tương đối tốt. Không dùng cho phụ nữ có thai. 

4. Lưu ý khi sử dụng ngưu tất

  • Nếu bạn đang mang thai, thường xuyên bị ra nhiều máu trong thời kỳ hành kinh hoặc bị băng huyết tuyệt đối không nên sử dụng ngưu tất.
  • Kiêng sử dụng ngưu tất cho các trường hợp bị tiêu chảy do tỳ hư.
  • Ngưu tất có tính hoạt, không dùng cho nam giới bị di tinh, mộng tinh

Trên đây là một số thông tin về cây ngưu tất. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu bạn có câu hỏi thắc mắc cần giải đáp!

Leave a Reply

Đặt hàng online
× Add a menu in "WP Dashboard->Appearance->Menus" and select Display location "WP Bottom Menu"
Call Now Button