1. Tổng quan về vị thuốc Thục địa 

Thục địa có tên khoa học là Radix Rehmanniae glutinosae praeparata. Là rễ củ đã chế biến của cây Địa hoàng – tên khoa học là Rehmannia glutinosa (Gaertn) Libosch. Cây này thuộc họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae). 

Địa hoàng là cây thảo, cao 10 – 30cm, toàn cây có lông mềm. Lá dày, phiến là hình trứng ngược, mép có răng cưa không đều, mặt dưới có gân nổi rõ, lá mọc vòng ở gốc. Hoa có màu tím sẫm, mọc thành chùm ở ngọn.  Thân cây có hình bầu dục dài. Thân rễ mẫm thành củ, lúc đầu mọc thẳng sau mọc ngang. Cây địa hoàng được trồng phổ biến ở các vùng miền núi phía Bắc với khu vực mát mẻ và ổn định quanh năm. 

Thục địa là phần thân rễ cây Địa hoàng đã được phơi và nấu chín. Việc bào chế thục địa vô cùng công phu và cầu kỳ vì cần phơi đến 9 lần và nấu đến 9 lần trước khi sử dụng.

Thục địa được ứng dụng nhiều trong điều trị các bệnh khác nhau

2. Tác dụng của thục địa

2.1. Theo Y học Cổ truyền

  • Thục địa là một vị thuốc đông y có tác dụng bổ máu, bổ thận tráng tinh. Đây là vị thuốc xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian điều trị một số bệnh lý như cao huyết áp, huyết hư, suy nhược cơ thể, chống viêm, hạ đường huyết. 
  • Thục địa giúp bổ thận tráng tinh nên thường được sử dụng để ngâm rượu dành cho nam giới 
  • Công dụng của thục địa đối với phụ nữ liên quan chủ yếu đến bổ máu đặc biệt vào thời kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi sinh con. 

2.2. Theo y học hiện đại 

  • Các thí nghiệm dược lý và lâm sàng phong phú cho thấy Thục địa có thể ngăn ngừa loãng xương sau mãn kinh và loãng xương do tuổi già. 
  • Thục địa làm tăng hoạt tính chống viêm trong các đại thực bào đã được kích hoạt. Điều này cho thấy thục địa có hoạt tính kháng viêm.
  • Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy Thục địa còn có tác dụng hạ huyết áp. 

3. Một số bài thuốc chủ trị của Thục địa 

Dưới đây là một số bài thuốc điều trị có thục địa là vị thuốc chủ đạo:

  • Cao huyết áp: sắc 25g thục địa với 1 lít nước, đun sôi 15 phút thì tắt bếp lấy nước uống. Uống liên tục khoảng 2-3 tuần sẽ có hiệu quả.
  • Đau đầu: sử dụng 200gr thục địa, 100gr sơn thù du, 30gr hoài sơn, 30gr bạch phục, 30gr mẫu đơn bì linh sắc lấy nước uống. 
  • Điều trị đau nhức xương khớp: sử dụng 20gr thục địa, 10gr nhục thung dung sấy khô tán bột sau đó trộn với mật ong vo thành viên. Mỗi ngày uống từ 2-3 lần trong vòng 1 tháng.

Mặc dù thục địa có rất nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý. Tuy nhiên sử dụng, mọi người cần chú ý những vấn đề như sau:

  • Không sử dụng thục địa cho người bệnh tiêu hóa kém, hay đau bụng, người bệnh tiêu chảy
  • Không sử dụng thục địa chung với bối mẫu, vô di, tam bạch, la bặc, thông bạch, cửu bạch,…

Trên đây là một số thông tin về thục địa. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu bạn có câu hỏi thắc mắc cần giải đáp!

Leave a Reply

Đặt hàng online
× Add a menu in "WP Dashboard->Appearance->Menus" and select Display location "WP Bottom Menu"
Call Now Button