1. Tổng quan về hoài sơn

Hoài sơn có tên khoa học là Dioscorea persimilis Prain et Burk thuộc họ củ nâu (Dioscoreaceae). Hoài sơn là một dây leo có 1-2 rễ củ mập, hình trụ hơi dẹt, thuôn dần về phía đầu như hình quả bầu, dài chừng 30 – 50cm (có thể đến 1m), ăn sâu xuống đất. Thân cây nhẵn, hơi có cạnh, đôi khi có màu đỏ, thường mang những củ ngắn, nhỏ ở kẽ lá gọi là thiên hoài. Lá mọc so lo hay mọc đối, hình tim dài, đầu nhọn. Cuống lá dài khoảng 1,5-3cm. Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gồm nhiều hoa nhỏ, màu vàng. Hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả nang có 3 cánh. Khi quả khô, cây không còn lá, hạt có cánh mỏng màu nâu xỉn.

Bộ phận dùng là thân rễ củ mài và gọi với tên là hoài sơn, được thu hoạch vào mùa đông và đầu xuân khi phần cây trên mặt đất đã lụi. Sau khi thu hái về rửa sạch, gọt vỏ sau đó phơi hoặc sấy khô để dùng dần.

Hoài sơn có tác dụng trong điều trị một số bệnh lý khác nhau

2. Thành phần hóa học trong hoài sơn

Trong hoài sơn chứa chủ yếu là tinh bột. Ngoài ra, còn có mucin (một loại protein nhớt), allantoin, các axit amin như arginin, cholin và enzyme maltase. Về giá trị dinh dưỡng, trong củ mài có 63,25% tinh bột, 0,45% chất béo, 6,75% chất đạm. Bên cạnh đó còn có 16 axit amin, các men oxy hóa, vitamin C. Ngoài ra trong củ mài còn có nhiều loại nguyên tố vi lượng khác.

3. Tác dụng của hoài sơn

Hoài sơn có vị ngọt, tính bình, quy vào các kinh phế, tỳ vị và thận. Dược liệu này có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, sinh tân, ích phế, bổ thận, chỉ khát.

Theo y học cổ truyền, hoài sơn được coi là một vị thuốc bổ, chữa tỳ vị hư nhược, ăn uống kém tiêu, viêm ruột kinh niên, tiêu chảy lâu ngày, phế hư gây ho hen, bệnh đái tháo đường, di tinh, di niệu, bạch đới.

Hoài sơn có tác dụng làm tăng hiệu lực của androgen. Enzyme trong loài này khi ở nhiệt độ thích hợp (45-55oC) có khả năng thủy phân đường lớn. Nước sắc hoài sơn có thể ức chế co thắt ruột do adrenalin gây nên, hồi phục nhu động đều đặn của ruột (thí nghiệm trên thỏ).

4. Một số bài thuốc có hoài sơn

4.1. Chữa tỳ vị hư nhược, ăn ít, tiểu nhiều, tiêu chảy lâu ngày không khỏi 

Hoài sơn, đảng sâm, bạch truật (sao) mỗi vị 10g. Tất cả đem sắc nước uống.

4.2. Chữa đau đầu, chóng mặt, chân tay lạnh, đau mình mẩy, ăn uống kém

Hoài sơn 60g, ngũ vị tử 180g, nhục thung dung 12g, đỗ trọng (sao) 90g, thỏ ty tử 90g, thần phục 30g, ba kích, thục địa, ngưu tất, trạch tả, xích thạch chỉ mỗi vị 30g. Tất cả đem nghiền thành bột, trộn với hồ làm thành viên bằng hạt đậu đen. Mỗi lần uống 20 – 30 viên.

4.3. Kiện tỳ tiêu thực, dùng cho trẻ em gầy yếu

Hoài sơn (sao) 60g, phục linh 45g, bạch biển đậu (sao) 45g, sơn tra 45g, mạch nha 45g, thần khúc 45g, đương quy 45g, bạch truật (sao) 30g, trần bì 30g, sử quân tử 30g, hoàng liên 20g, cam thảo 20g. Tất cả tán bột, rây mịn, trộn với mật làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống khoảng 3g, ngày uống 2 – 3 lần.

Trên đây là một số thông tin về dược liệu hoài sơn. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu bạn có câu hỏi thắc mắc cần giải đáp!

Leave a Reply

Đặt hàng online
× Add a menu in "WP Dashboard->Appearance->Menus" and select Display location "WP Bottom Menu"
Call Now Button