Thoái hóa khớp là một trong các bệnh về xương khớp phổ biến. Trong đó, thoái hoá khớp gối là tình trạng thường gặp nhất do vị trí này thường phải chịu áp lực để cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển. Và thoái hóa khớp gối có chữa được không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối thông dụng và hiệu quả nhé!

1. Thoái hóa khớp gối là gì? 

Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp bị tổn thương do chấn thương hoặc thoái hóa do tuổi tác khiến khớp bị bào mòn, biến dạng, lâu dần mất tính đàn hồi hoặc rách, nứt, biến đổi thành gai xương trong khớp bị va chạm, chà xát gây ra các triệu chứng sưng, đau, cứng khớp, hạn chế vận động. 

thoai hoa khop goi la gi
Thoái hóa khớp gối là gì

Một số biểu hiện thoái hóa khớp gối mà người bệnh có thể mắc phải:

  • Khớp gối bị đau nhức, càng về sau cơn đau càng tăng dần. Đặc biệt những cơn đau sẽ càng rõ rệt khi bệnh nhân vận động hay thay đổi tư thế như khi đi bộ hay leo cầu thang bộ.
  • Khớp cứng và khó cử động sau khi bất động lâu.
  • Biểu hiện sưng gối và căng cứng đầu gối, thường gặp nhất là ở thời điểm sau khi ngủ dậy. Đồng thời khớp gối cũng kém linh hoạt hơn 
  • Khi di chuyển, dáng đi của người bệnh sẽ có nhiều thay đổi hoặc có thể bị mất chức năng vận động.

2. Thoái hoá khớp gối có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp gối không phải là bệnh ngay lập tức đe dọa tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên bệnh lại làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh thường phải đối mặt với những cơn đau mãn tính, khó khăn trong sinh hoạt và lao động vì chức năng vận động bị suy giảm. 

Nếu không được điều trị thoái hóa khớp gối bằng những phương pháp phù hợp, người bệnh có thể phải đối mặt với những cơn đau khớp, đi lại khó khăn. Lâu ngày sẽ dẫn đến cứng khớp, teo cơ. Khớp gối bị thoái hóa còn có thể biến dạng, gây cong vẹo chi dưới, gây ra chứng vôi hóa khớp gối. Nguy hiểm hơn nữa là tình trạng liệt chi dưới, tàn phế. 

3. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả

3.1. Điều trị dùng thuốc 

Một trong những yếu tố không thể thiếu khi chữa đau khớp gối là loại bỏ tình trạng đau nhức dai dẳng, khó chịu. Một số loại thuốc giảm đau thường dùng cho người bệnh đau khớp:

  • Thuốc giảm đau chống viêm: paracetamol, thuốc giảm đau kháng viêm không steroids như aspirin, ibuprofen…
  • Thuốc trị thoái hóa khớp tác dụng chậm: piascledine, diacerein, chondroitin sulfate.
  • Gel bôi giảm đau: voltaren, Emulgel,…
  • Thuốc chống viêm corticoid: prednisolon, hydrocortison acetat, betamethasone dipropionate,..
dieu tri dung thuoc
Điều trị thoái hóa khớp gối dùng thuốc

Mặc dù có tác dụng giảm đau hiệu quả nhưng người bệnh cần lưu ý rằng thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng đau nhức khớp gối chứ không chữa lành hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp gối. 

3.2. Giảm cân, duy trì cân nặng 

Đây là phương pháp đơn giản, hiệu quả giúp giảm bớt áp lực đè nặng lên đầu gối đáng kể. Điều này không chỉ giúp người bệnh giảm đau mà còn làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối. Ngoài ra, điều trị thoái hóa khớp gối bằng cách duy trì cân nặng còn hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh lý liên quan như tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2,..

giam can duy tri can nang
Giảm cân, duy trì cân nặng

3.3. Tập luyện thể dục thường xuyên 

Người bệnh nên tập luyện mỗi ngày tùy theo mức độ bệnh và cần lựa chọn những bài tập phù hợp như đi bộ, yoga, đạp xe,…Thực hiện đều đặn các bài tập sẽ có tác dụng giảm các triệu chứng đau và tình trạng thoái hóa ở đầu gối. 

tap luyen the duc thuong xuyen
Tập luyện thể dục thường xuyên

3.4. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Một chế độ dinh dưỡng khoa học bao gồm các loại thực phẩm tốt cho xương khớp như các loại cá giàu omega 3, sữa, vitamin C…có thể đem lại những lợi ích như giúp sụn khớp linh hoạt hơn và cải thiện tình trạng viêm.

che do dinh duong khoa hoc
Chế độ dinh dưỡng khoa học tốt cho xương khớp

3.5. Dùng nẹp bảo vệ đầu gối 

Một số loại nẹp được sử dụng như nẹp giảm áp, nẹp phục hồi chức năng,…giúp làm giảm áp lực cơ thể lên đầu gối và hỗ trợ người bệnh đi lại dễ dàng hơn. Tùy từng trường hợp và từng mức độ mà mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định loại nẹp phù hợp.

3.6. Tiêm nội khớp

Trường hợp đau nhức khớp gối nghiêm trọng do thoái hóa thì người bệnh cần tiêm glucocorticoid trực tiếp vào khớp để giảm viêm, giảm đau nhức và tình trạng sưng cứng. Tuy nhiên không nên thực hiện lâu dài vì phương pháp này có thể bào mòn lớp sụn ở khớp gối.

3.7. Bổ sung các hoạt chất có lợi cho khớp

Một số hoạt chất nên bổ sung để tăng cường dịch khớp: glucosamine sulfate (ngăn ngừa sự phân hủy glycosaminoglycan và collagen bằng cách điều chỉnh giảm việc sản xuất các cytokine gây viêm), MSM (đặc tính chống viêm, giảm đau), collagen tuýp 2 (nuôi dưỡng và duy trì sức khỏe cho sụn khớp, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp và thoái hóa khớp).

Thoái hóa khớp gối là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế nếu chủ quan. Vì vậy khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đi khám để lựa chọn biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối phù hợp dựa trên tình trạng, mức độ và các giai đoạn thoái hóa khớp gối. Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã có thể hiểu biết thêm về các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối. 

Để lại bình luận bên dưới nếu bạn có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào nhé!

?Quý khách hàng có thể đặt mua sản phẩm của Dược phẩm Hoàng Giang Sài Gòn tại:

Để lại bình luận

Đặt hàng online
× Add a menu in "WP Dashboard->Appearance->Menus" and select Display location "WP Bottom Menu"
Call Now Button