Thoái hóa xương khớp là tình trạng không chỉ xảy ra ở tuổi già mà tỷ lệ người trẻ mắc phải căn bệnh này ngày càng gia tăng. Bệnh lý này không chỉ gây đau, hạn chế khả năng vận động, thoái hóa xương khớp còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm khác nếu như không điều trị kịp thời. 

1. Thoái hóa xương khớp là gì?

Thoái hóa xương khớp (Osteoarthritis hoặc Degenerative arthritis) là tình trạng tổn thương sụn khớp và tổ chức xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm, giảm dịch nhầy bôi trơn tại các khớp. 

Sụn khớp là một mô cứng chắc là trơn láng, cho phép khớp chuyển động trơn tru, không bị ma sát. Tuy nhiên khi thoái hóa khớp xảy ra thì bề mặt trơn của sụn trở nên thô ráp, sần sùi. Nếu sụn bị hao mòn hoàn toàn, phần xương bắt đầu cọ xát vào nhau, từ đó gây ra tình trạng đau nhức, sưng tấy và cản trở khả năng vận động.

Tình trạng thoái hóa phổ biến là thoái hóa đa khớp, thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp háng hoặc thoái hóa khớp ngón tay, ngón chân. Trong đó, thoái hóa khớp gối chiếm tỷ lệ cao nhất. 

thoai-hoa-xuong-khop
Quá trình thoái hóa xương khớp

2. Nguyên nhân nào gây thoái hóa khớp?

2.1. Tuổi tác 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thoái hóa xương khớp là một trong những nguyên nhân gây tàn tật phổ biến nhất ở người cao tuổi. Ước tính trên thế giới hiện nay, khoảng 9,6% nam giới và 18% nữ giới từ 60 tuổi trở lên, đang đối mặt với tình trạng thoái hóa khớp. 

Nguyên nhân là do quá trình lão hóa tự nhiên theo tuổi tác. Tuổi càng cao thì các tế bào sụn trong cơ thể càng suy giảm chức năng tổng hợp các hoạt chất tạo nên collagen và mucopolysaccharide, dẫn đến sụn khớp kém đàn hồi, lâu ngày trở nên thoái hóa. 

2.2. Thói quen sinh hoạt và ăn uống không đúng cách

Phần lớn người trẻ ngày nay bị thoái hóa xương khớp sớm là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, kèm theo mắc các bệnh mãn tính, cụ thể: 

  • Thừa cân, béo phì: cân nặng vượt mức khiến khớp cột sống và chi dưới chịu áp lực từ tải trọng của cơ thể, dẫn đến xương khớp nhanh chóng bị thoái hóa. 
  • Chấn thương đột ngột: chấn thương thể thao, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động là những tác nhân gây tổn thương và phá hủy sụn khớp. 
  • Hoạt động lặp đi lặp lại: các công việc mang tính lặp đi lặp lại, đòi hỏi phải ngồi lâu như nhân viên văn phòng là đối tượng nhanh bị thoái hóa khớp. Ngoài ra các tư thế như ngồi xổm, leo cầu thang hoặc đi bộ hơn một giờ trong ngày cũng là nguyên nhân khiến sụn khớp hoạt động quá tải, dễ bị tổn thương. 
  • Mang giày cao gót: nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa xương khớp cao và mức độ bệnh thường nặng hơn so với nam giới. Lý do là nhiều chị em có thói quen mang giày cao gót, làm lệch trọng tâm cơ thể, gây áp lực lên các khớp, gân cơ và dây chằng. Theo thời gian, phụ nữ dễ bị đau bàn chân, cổ chân, khớp gối, đau háng và thoái hóa cột sống thắt lưng. 

3. Triệu chứng của thoái hóa xương khớp

Một số triệu chứng thường gặp của thoái hóa xương khớp

  • Đau khớp: Triệu chứng điển hình của thoái hóa xương khớp là cơn đau nhức khó chịu, âm ỉ trong vài tuần. Cơn đau tăng khi vận động và di chuyển, thuyên giảm khi nghỉ ngơi. 
  • Cứng khớp: Tình trạng cứng khớp xảy ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, đồng thời ảnh hưởng đến cử động của cơ thể, khiến người bệnh khó thực hiện các động tác xoay cổ, đứng lên ngồi xuống, lên xuống cầu thang, gấp cổ tay hoặc duỗi tay sang đối diện. 
  • Tiếng động lạo xạo khi cử động khớp: Khi mức độ thoái hóa trở nên nghiêm trọng, vùng khớp bị nóng và sưng lên. Về lâu dài, khớp hư nặng, sụn bị mòn, gai xương mọc nhiều, dẫn đến giảm độ nhờn trong khớp, gây ra tiếng động lạo xạo khi di chuyển.
  • Xương chà sát vào nhau: khi sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn, các đốt xương bắt đầu cọ xát vào nhau. Điều này khiến một số mảnh xương bị vỡ, có thể cảm nhận dưới dạng khối cứng nằm rải rác xung quanh vùng khớp bị thoái hóa. 

4. Các phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp 

4.1. Dùng thuốc 

Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc khi xuất hiện tình trạng đau nhức. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Paracetamol 
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, diclofenac và naproxen. 
  • Các thuốc ức chế COX-II: celecoxib và etoricoxib
  • Thuốc tiêm khớp chứa corticoid

Các loại thuốc trên giúp giảm đau nhanh nhưng để lại nhiều rủi ro khôn lường. Đặc biệt là thuốc tiêm khớp chứa Corticoid có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn khớp, bầm da, tăng huyết áp, suy thượng thận, làm trầm trọng quá trình thoái hóa khớp. Do đó khi sử dụng các loại thuốc trên cần có sự chỉ định của các nhân viên y tế. 

4.2. Chế độ dinh dưỡng và luyện tập

Người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các nhóm thực phẩm sau đây để kiểm soát triệu chứng đau, viêm khớp:

  • Thực phẩm giàu axit béo Omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạt lanh, quả óc chó, đậu nành, giúp cải thiện triệu chứng viêm khớp, cứng khớp, cũng như bảo vệ sụn khớp khỏi nguy cơ bị phá hủy. 
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như dâu tây, việt quất, mâm xôi, cải bó xanh, bông cải xanh, giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, tăng cường sức khỏe xương khớp. 
  • Thực phẩm magie như quả bơ, chuối, rau chân vịt, cải xoăn, giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi, tăng mật độ khoáng xương, giảm rủi ro gãy xương do thoái hóa. 

Ngoài ăn uống khoa học, người bệnh nên tập thói quen vận động 30 phút mỗi ngày bằng các bài tập cường độ thấp như đi bộ, bơi lội, đạp xe,..Điều này giúp thuyên giảm tình trạng đau khớp, tăng cường sức mạnh cơ bắp và duy trì cân nặng ở mức ổn định.

Duy trì thói quen vận động 30 phút mỗi ngày

4.3. Bổ sung dưỡng chất glucosamine phục hồi sụn khớp

Glucosamine là hoạt chất có công dụng phục hồi sụn khớp, ngăn chặn tiến trình loãng xương và thoái hóa khớp. Hiện nay, ngoài bổ sung glucosamine qua thực phẩm như cá, tôm, thịt bò, các loại rau xanh, người bệnh có thể sử dụng thực phẩm chức năng chứa glucosamine. Đặc biệt là glucosamine sulfate hỗ trợ sự phát triển của các mô giữa sụn và khớp, tăng cường độ đàn hồi, tính linh hoạt cho khớp và giảm triệu chứng thoái hóa khớp.

Khớp Phong là một trong những sản phẩm chứa glucosamine sulfate 1500mg hỗ trợ duy trì sức khỏe và chức năng của xương khớp. Cùng với các thành phần shark cartilage, collagen tuýp 2, methylsulfonylmethane và phương thuốc cổ truyền “Độc hoạt tang ký sinh” gồm các thảo dược quý độc hoạt, tang ký sinh, cao vỏ cây liễu trắng, cao hy thiêm… giúp cung cấp nguồn dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp để bảo vệ sức khỏe xương khớp, hỗ trợ sự dẻo dai, linh hoạt. Hỗ trợ tăng khả năng phục hồi khớp và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Từ đó giúp cải thiện sức khỏe, duy trì thể trạng tốt nhất.

Khớp Phong là sản phẩm có chứa glucosamine sulfate 1500mg

Mặc dù không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng thoái hóa xương khớp khiến người bệnh gặp trở ngại khi sinh hoạt, từ đó suy giảm chất lượng cuộc sống. Vì thế cần áp dụng ngay các biện pháp điều trị thoái hóa khớp khi xuất hiện các triệu chứng bất thường. 

Quý khách hàng có thể đặt mua sản phẩm của Dược phẩm Hoàng Giang Sài Gòn tại:

Fanpage: https://www.facebook.com/hoanggiangsaigon

Website: www.hoanggiangsaigon.com

Shopee Mall: https://shopee.vn/hoanggiangsaigon

Tiki Official: https://tiki.vn/thuong-hieu/hgsg-pharma.html

Leave a Reply

Đặt hàng online
× Add a menu in "WP Dashboard->Appearance->Menus" and select Display location "WP Bottom Menu"
Call Now Button